Kinh nghiệm mua quà tặng các bé trên 6 tuổi

02:40 |


Với các bé ở tầm tuổi này thì sở thích của các bé đã bị chi phối bởi giới tính. Nếu bạn muốn mua quà tặng cho các bé ở tầm tuổi này nhớ cân nhắc đến yếu tố giới tính nhé.
qua cho be
Quà tặng phù hợp với giới tính của bé
Với độ tuổi này khi tặng quà, nên tính đến sự quan tâm và niềm ham mê của trẻ. Các món đồ chơi, đối với bé chính là những người bạn thân thiết, hàng ngày bé bầu bạn, vui đùa cùng. Với các bé gái đó là cô búp bê xinh đẹp với ngôi nhà búp bê, bộ đồ chơi nấu ăn, hay chú thú bông nào đó thật là xinh xắn đáng yêu.
qua cho be
Các bé trai mơ ước về những chiếc xe có bộ phận tự điều khiển, vì hiểu rằng các cơ cấu tuân theo ý chí của con người. đồ chơi cho trẻ, loại chạy bằng pin, ôtô xạc điện, ôtô kiểu nhà binh hay xe thể thao, giá dao động từ vài chục nghìn đồng cho một chiếc xe mô hình vặn dây cót cho đến vài trăm nghìn đồng cho một chiếc xe xạc điện, hay xe trượt Scooter... hay mô hình lắp ráp gỗ 3D đa dạng và phong phú, mỗi bộ gồm nhiều miếng gỗ, khắc sẵn từng chi tiết. Nhiệm vụ của người chơi là tháo từng chi tiết và lắp ghép lạo thành mô hình (có hướng dẫn), như thuyền rồng, lâu đài cổ tích, tháp Effrent… Đồ chơi ghép hình LEGO
Nhiều trẻ thích đọc truyện hoạt hình, hay truyện cổ tích… rất nhiều cuốn truyện mang ý nghĩa giáo dục cao cần thiết để bồi dưỡng tâm hồn trẻ nhỏ, như: truyện Những tâm hồn cao thượng, Túp lều bác Tôm, để qua đó trẻ sẽ có tâm hồn trong sáng, biết yêu thương… Hoặc những cuốn sách phát triển tư duy, rèn luyện kỹ năng cho bé, bộ sách học tiếng Anh bằng hình ảnh, hay Kim Từ Điển…
qua cho be
Read more…

Quà tặng cho bé từ 3-6 tuổi, thích hợp làm quà sinh nhật cho bé từ 3-6 tuổi

02:08 |
Trong giai đoạn từ 3 – 6 tuổi, trẻ em bắt đầu có khả năng và nhu cầu lớn tìm hiểu và nâng cao kiến thức về cuộc sống xung quanh. Việc lựa chọn những trò chơi bổ ích, hợp lý sẽ giúp trẻ có điều kiện tốt nhất để phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.
quà cho bé
Quà cho bé yêu - thay cho lời yêu thương của bạn
Đối với lứa tuổi này quà tặng cho bé phù hợp nhất là đồ chơi, thông qua đồ chơi, bé sẽ biết thêm nhiều điều về cuộc sống xung quanh, kích thích trí tưởng tượng của bé như: ngôi nhà có hình dạng như thế nào, sắp xếp ra sao cho hợp logic, phối cảnh xung quanh, hay búp bê, đồ hàng và gấu bông vẫn là những lựa chọn quen thuộc.
qua cho be
Một số vật liệu như đất nặn, giấy, ống nhựa….giúp trẻ nhận thức và nắm chắc được các tính chất như cứng, mềm, lạnh, vuông, nặng, nhẹ… hoặc những thao tác xoay, nặn... Và những đồ chơi lắp ghép có sẵn như các hình ghép bằng giấy, các khối hình ….giúp trẻ biết lắp ráp, xây dựng các mô hình rất phù hợp làm quà tặng cho bé ở tầm tuổi này.
quà cho bé
Ở tuổi này các bé thích chơi trò nghề nghiệp, Các bộ đồ chơi bác sĩ, bộ đồ chơi nhà bếp, vật liệu để bé tự xây nhà, đất sét nhào nặn giúp bé thỏa sức sáng tạo các ý tưởng... cũng rất phù hợp cho trẻ.
quà cho bé
Read more…

Kinh nghiệm mua quà cho bé từ 1-2 tuổi

01:53 |
Không ít người băn khoăn khi đi chọn quà cho bé vào các dịp như sinh nhật con, sinh nhật cháu, tặng quà cho con Sếp, cho con của bạn... bởi các bé ở tầm tuổi còn rất bé, để hiểu được đầy đủ sở thích của các bé và mua một món quà phù hợp thì thật sự rất khó.
quà cho bé
Quà cho bé yêu của bạn
Bé ở tầm tuổi đã bắt đầu tập đi, tập nói và nhận biết mọi thứ xung quanh. Sản phẩm phù hợp để làm quà tặng cho bétrong thời kì này như: quần áo, giày dép cho bé, xe đẩy tập đi bằng gỗ, bộ sách hình thú, hình hoa quả, hình con người, đồ chơi gỗ thông minh( nhẹ, ít chi tiết nhỏ, dễ tháo rời),  đồ chơi mềm, thú nhồi bong, búp bê, đồ chơi có tiếng kêu…
quà cho bé
Những món đồ chơi với những con mắt ngộ nghĩnh, hay những màu sắc rực rỡ đều thu hút sự chú ý của trẻ em ở lứa tuổi này. Những loại đồ chơi như các loại xe, các loại hoa quả, các loại thú nhồi bông, búp bê ….có tác dụng giúp trẻ làm quen với những đồ vật, những nhân vật quen thuộc xung quanh cuộc sống của trẻ. Đồ chơi cho lứa tuổi này không nên lớn quá, kích thước nên vào khoảng 20 -30 cm để dễ dàng cầm trong tay,
quà cho bé
Đồ chơi gỗ là một lựa chọn mới của các bậc cha mẹ trong vài năm gần đây,sử dụng sơn an toàn với trẻ làm bố mẹ các bé an tâm hơn. Loại đồ chơi này có nhiều chủng loại, từ loại xếp hình, domino, nhận biết chữ, số và con vật
quà cho bé
Ưu điểm: những sản phẩm trên có màu sắc bắt mắt, giá phù hợp, từ vài chục nghìn đồng đến 200.000 đồng. Bên cạnh đó, nhà sản xuất loại đồ chơi này ngày càng chú trọng vào tính trí tuệ của sản phẩm nhằm thu hút khách hàng, với lời quảng cáo đồ chơi gỗ thông minh hay đồ chơi gỗ IQ.
quà cho bé
Read more…

Chọn quà gì cho bé dưới 1 tuổi

01:29 |
Ở tuổi này, hầu hết các bé đều chưa thể hiện được cá tính cũng như sở thích một cách rõ rệt.
quà cho bé
Quà tặng cho bé dưới 1 tuổi
Thông thường quà tặng cho bé dưới 1 tuổi thường có thể phân theo tháng tuổi của bé để có sự lựa chọn quà cho bé phù hợp
 Với trẻ dưới 6 tháng tuổi: 
Thông thường ở thời điểm này, trẻ chưa nhận thức được nhiều về sự vật bên ngoài nên những quà tặng đồ chơi cho bé chưa thực sự phù hợp. Biện pháp an toàn nhất nếu bạn muốn mua quà tặng cho bé ở tầm tuổi này thì quà tặng cho bé chủ yếu nên là những vật dụng mà bé hay dùng, hoặc tặng quà cho mẹ bé, những sản phẩm hay được tặng là: lắc vàng, lắc bạc, tiền lì xì, hộp quà sơ sinh trọn bộ (quần áo, tã, tất chân, tất tay, giầy..), bỉm, sữa, trọn bộ chăn, ga gối cho bé hoặc sữa tắm, mĩ phẩm cho bé hay trọn bộ đồ cho bé tặp ăn…
Với trẻ từ 6 tháng tới 1 năm tuổi:
qua cho be
Đối với những bé trong tầm tuổi này, bé đang trong thời kì ăn dặm, tay chân bé cầm nắm mọi vật vẫn chưa được chắc, bé đang tập lẫy, tập bò, bé thích nhìn những thứ rực rỡ, phát ra tiếng kêu nhẹ nhẹ. Nên các sản phẩm thường được tặng là: quần áo, giày vải, sữa, thảm cho bé chơi, lắc treo nôi, những con chip bop mềm có tiếng kêu, thú nhồi bông, hoặc đồ chơi cho bé lúc tắm, ghế rung, ghế ăn, hoặc xe đẩy trẻ em…
tham cho be
Read more…

Mua quà cho bé ở đâu?

01:11 |
Dù thị trường đồ sơ sinh, đồ chơi, sách, dụng cụ học tập, dụng cụ cần thiết… cho trẻ đang tràn ngập nhưng để có thể lựa chọn được một món quà vừa phù hợp với lứa tuổi của trẻ mà bé lại thích thì không phải là dễ.
http://quatangart.com/wp-content/uploads/2013/08/Ngh%E1%BB%87-Thu%E1%BA%ADt-ch%E1%BB%8Dn-qu%C3%A0-t%E1%BA%B7ng.jpg
Hiện nay, có thể nói trên thị trường có rất nhiều sản phẩm có thể làm quà tặng cho bé. Có những 80% sản phẩm đồ chơi, đồ dùng cho trẻ ở VN hiện nay xuất xứ từ Trung Quốc, giá cả rất rẻ, mặt hàng phong phú. Do đó, mọi người có thể mua quà cho bé từ các chợ, siêu thị, cửa hàng tạp hóa, trung tâm thương mại, các cửa hàng đồ cho mẹ và bé, hiệu đồ chơi cho trẻ…Ở đây có tất cả các mặt hàng mà mẹ cũng như là bé cần.
Nhu cầu thì nhiều, hàng hóa vô số nhưng đôi khi thật khó lựa chọn, bởi lẽ không phải người nào cũng hiểu được con mình thích gì, nên tặng gì cho con. Hoặc có những người mua quà về tặng cho cháu, cho con của bạn, cho con của xếp…. Thật khó lựa chọn làm thế nào để bé vừa thích, lại vừa lòng cha mẹ bé… Có rất nhiều người chọn cách lên mạng để tìm lời khuyên trên các diễn đàn, các trang để có thể có được những lời khuyên, những tư vấn hoặc những địa chỉ có dịch vụ quà tặng cho bé để tham khảo.
quà cho bé
Những câu hỏi đại loại như:
-         Mua quà gì cho bé
-         Mua quà gì cho bé trai, bé gái, cho bé trai 1,2 tuổi…?
-         Mua gì làm quà cho bé đầy tháng
-         Tết thiếu nhi nên mua gì cho bé? bé trai? Bé gái?
Thông tin tư vấn cho những câu hỏi này không nhiều, các trang web bán hàng cho mẹ và bé cũng chỉ có thông tin về các sản phẩm, rất ít trang web có hẳn dịch vụ tư vấn chọn quà, bộ quà tặng cho bé, dịch vụ gói quà, chuyển quà… một cách cụ thể chi tiết.hoặc nếu có thông tin các hộp quà tặng cho bé thì sản phẩm còn ít và sơ sài.
Thông thường để mua quà cho bé, khách hàng thường vào xem sản phẩm ở một số Website và đặt mua, sản phẩm chuyển về tận nơi rồi về tự gói quà, hoặc nhờ bộ phận bán hàng gói quà hộ. Hoặc người mua có thể đến nơi trực tiếp nhờ bộ phận bán hàng tư vấn nên mua gì, sau đó mua và nhờ bộ phận bán hàng gói quà để tặng. Rất nhiều khách hàng mua xong băn khoăn không biết quà mình mua có phù hợp với độ tuổi, giới tính và tính cách của bé, không biết bé có thích hay không, hoặc sản phẩm đó có thực sự an toàn, hiệu quả cho bé?
Shoptretho.com.vn là một Website có hẳn dịch vụ quà tặng cho bé với các mặt hàng hết sức đa dạng và phù hợp với lứa tuổi cũng như là giới tính và tính cách của trẻ. Hầu hết các sản phẩm ở shop được khách hàng đánh giá rất cao vì chất lượng, thương hiệu hàng hóa và đặc biệt là thái độ phục vụ khách hàng rất nhiệt tình. Ở đây khách hàng được hưởng một dịch vụ quà tặng cho bé trọn vẹn từ khâu đặt hàng, chọn hộp đựng quà đẹp, tặng thiệp và viết lời chúc theo yêu cầu của quý khách hàng, dịch vụ gói quà và giao quà miễn phí toàn quốc sẽ giúp khách hàng tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức mua sắm.
Read more…

Quà tặng cho bé yêu - món quà thay vạn lời yêu thương

00:55 |

quà tặng cho bé
Quà tặng cho bé - món quà thay cho vạn lời yêu thương
Với tổng số dân gần 90 triệu người, trong đó tỷ lệ trẻ 0 - 14 tuổi chiếm tới 36%, Việt Nam đang được xem là thị trường tiềm năng cho ngành công nghiệp đồ chơi trẻ em, đặc biệt là khi mức sống của đa số người dân ngày càng được cải thiện.
Vào các dịp ngày Tết, ngày quốc tế thiếu nhi (1/6), ngày Tết Trung thu, ngày hội gia đình, ngày lễ đầy tháng cho bé, ngày lễ thôi nôi hay bé tròn 12 tháng, dịp sinh nhật, hoặc đầu năm bé đi học... là những dịp mà thị trường quà tặng cho bé thường sôi động hơn bình thường.
Những sản phẩm tặng bé có thể là sách, đồ dùng học tập, đồ chơi gỗ, nhựa, đồ chơi thông minh, búp bê, quần áo, xe cho bé, đồ chơi điều khiển…. Và rất nhiều quà tặng khác phù hợp với lứa tuổi và giới tính cũng như là tính cách của các bé.
Một số hình thức mua quà cho bé mà các bố, các mẹ thường hay làm đó là:
-         Mua trực tiếp tại cửa hàng đồ chơi, đồ dùng cho trẻ, hiệu sách…
-         Dẫn trẻ trực tiếp đi mua để bé có thể chọn được đồ mà mình yêu thích.
-         Vào mạng tham khảo thông tin nên mua gì, xem một số mặt hàng trên mạng, một số địa chỉ mua hàng và sau đó đến trực tiếp cửa hàng để mua vì muốn trực tiếp nhìn tận mắt sản phẩm mà mình lựa chọn cho chắc ăn.
-         Vào mạng xem hàng và đặt hàng online, hàng được vận chuyển đúng tới địa chỉ khách hàng cần.
Qua một số hình thức mua quà cho bé trên thì có thể nói hai hình thức đầu được sử dụng khá phổ biến bởi lẽ trực tiếp mắt nhìn, tay sờ được sản phẩm mình định mua khiến các bố, các mẹ yên tâm hơn, tuy nhiên hình thức này khiến các bố, các mẹ mất rất nhiều thời gian và công sức trong việc tìm quà, chọn quà cho bé.
Hai hình thức sau thì hiện nay đang là xu hướng mua sắm được khách hàng ủng hộ rất nhiệt tình bởi nó giúp người mua tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức, so sánh được giá cả ở các địa chỉ mua sắm khác nhau, đọc được các thông tin một cách chi tiết…tuy nhiên vẫn rất nhiều người chưa thực sự tin tưởng việc mua sắm online cả về chất lượng hàng hóa, kiểu dáng thực tế, cách thức giao hàng và thanh toán….
Read more…

Tặng quà gì cho bé sơ sinh?

07:42 |
Quà tặng cho bé - Món quà thay vạn lời yêu thương
Bé yêu nhà bạn sắp tròn tuổi và bạn rất muốn tặng một cái gì đó cho bé? Hoặc bạn được mời đi ăn đầy tháng, thôi nôi, mà cứ phân vân mãi chẳng biết nên mua quà gì cho bé? Dưới đây là một số gợi ý sau đây giúp bạn chọn được những món quà thật ý nghĩa cho bé yêu của mình.
Tặng quà cho bé sơ sinh
Những nguyên tắc bạn nên nhớ:
Quà tặng là mọi thứ mà bé có thể dùng được từ cái mền, cái núm sữa, hay đồ chơi
Mua đồ đúng với lứa tuổi của bé để bé có thể dùng được ngay. Vì vậy nhất thiết bạn phải biết thông tin chính xác về bé như tuổi, giới tính, chiều cao, cân nặng…
Khi nắm được 2 nguyên tắc đó rồi thì bạn tha hồ chọn. Quà tặng cho bé có thể là:
Bộ drap giường hay chăn mền gối rất tiện ích cho bé trong những năm đầu đời: Hầu hết các bậc cha mẹ đều vui vẻ đầu tư những loại này để có thể giữ ấm và giúp con thoải mái trong lúc ngủ. Và vì bé hay tè dầm nên chuyện thay drap giường sẽ là thường xuyên, nên cần có nhiều bộ để thay đổi.
Đồ chơi mềm: Trẻ sơ sinh thường chỉ chơi được những món đồ chơi có thể dễ dàng cầm nắm hay thậm chí là cho lên miệng cắn. Vì vậy đồ chơi của bé ở lứa tuổi này thường là những món làm bằng bông, mềm, bên trong có lục lạc phát ra tiếng leng keng gây tò mò cho bé, màu sắc rộn ràng vui nhộn…
Quần áo sơ sinh: Những bộ áo liền quần hoặc đi chung 1 set gồm cả: quần áo body, mũ, yếm, khăn, bao tay, bao chân… sẽ là những chọn lựa hợp lý nhất cho em bé sơ sinh.
Tã giấy: Đây là món bé sử dụng thường xuyên nhất và ngốn nhiều tiền của ba mẹ nhất, vì có bé sẽ dùng nó mỗi ngày cho đến khi 2 tuổi lận. Tặng tã giấy cho bé vừa tiện vừa thực tế.
Các món có thể ăn được như bánh kẹo cũng có thể tặng nhưng không thật sự cần thiết, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Nên đây không phải lựa chọn ưu tiên bạn nhé! Nếu cần thì bạn nên hỏi mẹ bé rằng bé uống sữa gì, thì bạn có thể mua tặng đúng hiệu sữa bé dùng.
Trước khi mua món đồ nào đó, bạn có thể nói với người bán hàng về lứa tuổi và kích cỡ của bé để họ giúp bạn lựa chọn dễ dàng hơn. Và điều này quan trọng nè: hãy nhớ rõ khoản ngân quỹ của mình để có thể mua những món đồ dễ thương nhưng vừa với túi tiền của mình, bạn nhé!
Read more…

Phương pháp trị nẻ bằng sữa mẹ

18:51 |

Một phương pháp trị nẻ cực an toàn và hiệu quả cho bé không ở đâu xa, mà ở ngay chính dòng sữa mát lành của mẹ.


thuoc ne
Tội nghiệp con vì từ đầu mùa đông đến giờ cứ bị nẻ 
Cu Tũn nhà em đã hơn 7 tháng tuổi rồi. Tội nghiệp ‘chàng’ vì từ đầu mùa đông đến giờ cứ bị ‘em’ nẻ đeo bám không chịu buông tha, dù bố mẹ đã giở kha khá ‘chiêu trò’ bôi kem chống nẻ 'thập cẩm' các loại - nhưng đều không hiệu quả. Hai má phúng phính của Tũn lúc nào cũng sưng rộp, ửng đỏ như quả cà chua khiến ‘chàng’ ngứa ngáy, liên tục cho tay lên gãi rất khổ sở. Nhiều khi bị ngứa dữ dội, ban đêm ‘chàng’ trằn trọc và quấy khóc quá trời luôn! Cứ thế, hai mẹ con ‘đánh vật’ với nhau.
Em ‘cầu cứu’ bà rồi cô bác hai bên nội ngoại các ‘bài thuốc’ hay chữa bệnh cho Tũn, ai cũng nhiệt tình nói ‘bí kíp’ của mình: Bác thì bảo lấy bông gòn thấm nước dưa chuột xay rồi bôi lên mặt cho bé; cô lại khuyên rửa mặt cho bé bằng nước muối loãng rồi bôi kem Jonhson Baby… Mỗi người bày một mẹo nhưng khi áp dụng đều ‘công cốc’ với Tũn.
Đay loay hoay 'tìm thầy, kiếm thuốc' trị nẻ cho con thì may quá, em được chị hàng xóm chỉ cho cách tự-chế-kem-bôi-da cho bé bằng… sữa mẹ. 'Trong sữa mẹ có chứa nhiều chất kháng thể và vitamin rất tốt cho da bé nên trị nẻ cực kỳ hiệu quả', chị nói. Bí quyết của chị cực kỳ đơn giản: chỉ cần buổi tối trước khi cho bé đi ngủ, mẹ dùng nước muỗi loãng, ấm lau sạch mặt cho bé. Sau đó, vắt một chút sữa mẹ vào bông gòn (hoặc bông tẩy trang của mẹ) rồi xoa nhẹ nhàng lên má của bé.
Chị cũng giải thích thêm: “Sở dĩ không nên sử dụng nước nóng để rửa mặt cho bé vì sẽ lấy đi lớp dầu bảo vệ da tự nhiên, khiến làn da bé bị khô ngứa hơn. Và, cần đảm bảo vệ sinh tay mẹ cũng như bông gòn để không gây nhiễm trùng cho da bé”.
Thú thật, mới đầu nghe chị ấy nói, em cũng ‘bán tín bán nghi’(vì chẳng nghĩ cách chữa nẻ lại đơn giản thế) nhưng khi chị quả quyết một cách chân tình thì em quyết định ‘thử xem sao’. Ấy vậy mà chỉ sau 3 – 4 ngày áp dụng, ‘bài thuốc’ cho hiệu quả thật tuyệt. Bôi sữa mẹ, làn da bé dịu ngay vết nẻ và mềm mại hẳn khiến em mừng rơi nước mắt!
Có mẹ nào áp dụng cách trị nẻ này cho bé sơ sinh chưa? Nếu chưa thì thử xem sao nhé!
Tâm sự của mẹ Tũn, gửi từ địa chỉ email: phamthuydung...@...
Để tránh cho da bé bị nẻ mùa đông, các bậc cha mẹ cần lưu ý
- Dù lạnh cũng nên mặc quần quần áo thoáng, dễ thở cho con, không để bé quá nóng vì có thể gây phát ban.
- Với những bé hay chảy dãi, liếm môi có thể làm môi khô nẻ, mẹ có thể bôi một chút vaseline.
- Khi cho bé ra ngoài trời nên bôi một lớp kem dưỡng ẩm dành riêng cho trẻ.
- Khi tắm gội cho bé, không dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh; không dùng các loại dầu gội sữa tắm chứa nước hoa và cồn. Sau khi tắm cho con có thể bôi một lớp kem dưỡng dành cho bé.
Bác sĩ khuyến cáo, nhiều bà mẹ khi thấy con bị nẻ tự ý mua thuốc về bôi cho bé, thấy nhanh khỏi nên dùng thường xuyên mà không biết đó là những thuốc chứa corticoid có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho trẻ nếu dùng lâu dài như teo da, giãn mạch…
Những bé bị chàm, ngứa (thường có yếu tố gia đình) dễ nặng bệnh hơn vào mùa đông khi da khô. Khi tắm rửa dùng các loại sữa tắm không chứa xà phòng để làm sạch các vùng như nách, cổ, háng và nên khám bác sĩ để được kê đơn thuốc chống viêm.
Read more…

Phương pháp ăn dặm Baby Led Weaning- Bé tập ăn như thế nào ( phần 2)

07:19 |
Bé học cách ăn thức ăn dặm một cách tự nhiên vào thời điểm thích hợp, nhưng để biết khi nào bé sẵn sàng và các kỹ năng của bé phát triển thế nào cũng rất có lợi. 

Ở phần một chúng ta đã bàn về Phương pháp ăn dặm Baby Led Weaning, đã hiểu sơ bộ về phương pháp ăn dặm này. Chương này giải thích những gì cần biết và làm thế nào để giúp bé tiến bộ với tốc độ của riêng mình.

Con tôi đã sẵn sàng? 

Bộ Y tế Vương quốc Anh khuyến cáo độ tuổi sớm nhất để bắt đầu
ăn dặm là 6 tháng; một số bé có thể sẵn sàng 1 hoặc 2 tuần trước đó, và cũng không phải cá biệt đối với 1 số bé khác chỉ thực sự hứng thú với việc ăn uống cho tới tận 8 tháng hoặc lớn hơn. Vấn đề đối với các bậc phụ huynh là phần lớn các dấu hiệu của sự sẵn sàng mà họ vẫn được khuyên theo truyền thống (ví dụ như bé thức dậy giữa đêm) lại thường xuất hiện trước 6 tháng. Hiện nay chúng ta biết những điều này không liên quan gì tới nhu cầu tăng dinh dưỡng hay khả năng tiêu hóa thức ăn - đó chỉ là những điều xảy ra hoàn toàn tự nhiên. Bé đòi ăn nhiều hơn cũng không phải là dấu hiệu của sự sẵn sàng; nếu bé cần năng lượng để phát triển, thì sữa mẹ (hoặc sữa công thức) giàu dinh calo là câu trả lời thích hợp, chứ không phải thức ăn dặm. 

Phần lớn các bé chỉ thực sự sẵn sàng khám phá thức ăn khi có thể làm được tất cả các việc sau đây: 
- Ngồi vững không cần (hoặc rất ít) trợ giúp 
- Với và túm đồ vật chính xác 
- Đưa đồ vật vào miệng nhanh và chính xác 
- Có hoạt động gặm và nhai 

Những dấu hiệu trên thường xuất hiện cùng nhau vào khoảng 6 tháng - hiếm khi sớm hơn. Nhưng dấu hiệu rõ ràng nhất là khi bé với thức ăn từ đĩa của bạn, đưa vào mồm và bắt đầu nhai. 

Tiến độ ăn 

Cũng giống như học cười, bò, đi hay nói, học ăn thức ăn cũng là một phần tự nhiên trong quá trình phát triển của bất kỳ đứa trẻ khỏe mạnh nào. Những kỹ năng quan trọng này luôn luôn phát triển theo một trình tự giống nhau, nhưng với tốc độ riêng của mỗi bé. Vì vậy mặc dù những khả năng này xuất hiện vào những thời điểm khác nhau tí chút ở mỗi bé, những kỹ năng bé cần dần dần sẽ được phát triển hết, kể từ lúc bé chào đời. 

Một em bé đủ ngày đủ tháng, khỏe mạnh có thể tìm được vú mẹ và bú ngay khi vừa mới chào đời. Người mẹ giúp bằng cách giữ bé ở một vị trí thoải mái những phần còn lại là bé tự thực hiện - việc tự ăn bắt đầu ngay từ đầu. Đây là kỹ năng tồn tại cơ bản mà tất cả các bé sơ sinh đều có, kể cả với những bé không được bú mẹ. Nếu bé được ăn bất cứ khi nào bé muốn, bé sẽ điều chỉnh được nhu cầu ăn của riêng mình và ăn chính xác lượng bé cần. 

Vào khoảng 4 tháng bé sẽ bắt đầu phát triển những kỹ năng sau này giúp bé ăn thức ăn. Bé có thể với và tóm giữ được những vật bé thích (ví dụ như đồ chơi, chùm chìa khóa) và bé bắt đầu đưa vào miêng để có thể khám phá bằng môi và lưỡi. Miệng trẻ em cực kỳ nhạy cảm và đó là cách bé học về vị, kết cấu, hình dáng và kích cỡ. 

Vào khoảng 6 tháng, bé có khả năng đưa đồ vật vào miệng chính xác hơn. Nếu bé nhặt được vật gì có thể ăn được, bé sẽ coi đó như một món đồ chơi - bé sẽ tìm hiểu bằng tay và miệng (thường lúc này đã phối hợp nhịp nhàng hơn, nhưng bé vẫn chưa biết đó là thức ăn. Bé tò mò hơn là đói. Nếu bé đưa được thứ gì vào miệng, thì đối với bé đó là một phần thưởng thú vị, nhưng không phải là mục đích của việc luyện tập. 

Khả năng nhai cũng bắt đầu phát triển lúc 6 tháng. Đây là một kỹ năng quan trọng bởi vì nhai thức ăn (bằng răng hoặc không bằng răng) làm thức ăn mềm ra, nhào trộn với nước bọt để an toàn và dễ nuốt hơn, điều này cũng bắt đầu quá trình tiêu hóa. Có cơ hội tập nhai càng sớm càng tốt là cách tốt nhất để đảm bảo rằng bé học nhai một cách hiệu quả. Những bé không có cơ hội nhai thức ăn tới tận khi lớn (từ 10 tháng trở đi) thường sau này khó ăn hơn. 

Bởi vì các kỹ năng ăn phát triển theo trình tự được sắp xếp sẵn, bé sẽ tìm ra cách nhai bằng lợi, gặm, cắn và nhai thức ăn trước khi bé học cách đưa thức ăn vào sâu trong họng và nuốt. Điều này có nghĩa là bé hiếm khi cố gắng nuốt thứ gì mà bé chưa nhai được. Do đó đừng ngạc nhiên nếu trong vòng 1-2 tuần đầu, phần lớn những gì có vẻ bé ăn thường không được nuốt mà bị nhè ra. 

Phản xạ ọe 

Rất nhiều bé ọe khi học cách xử lý thức ăn trong miệng. Có thể đó là cách giúp bé học ăn một cách an toàn hơn, bàng cách không nhồi vào miệng quá nhiều hoặc đưa thức ăn vào quá sâu trước khi nhai. Một số bé chỉ ọe 1 hoặc 2 lần, trong khi các bé khác tiếp tục thỉnh thoảng ọe trong vài tuần. 

Khi bé ọe, nghĩa là thức ăn khi chưa sẵn sàng được nuốt bị đẩy về phía trước trong hành động ọe (nôn) để ngăn thức ăn trôi sâu vào trong họng. Ở trẻ em, phản xạ ọe rất nhạy, do đó nó dễ xảy ra hơn ở người lớn với điểm nhạy cảm ở phía trước của miệng (hơn là ở gần họng). 

Mặc dù nhìn bé ọe có thể không thoải mái, nhưng hầu hết các bé đều không cảm thấy khó chịu; các bé thường nhanh chóng đưa miếng thức ăn lại vào mồm, rồi nhổ ra hoặc nhai tiếp - nghĩa là tiếp tục ăn rất vui vẻ. 

Để giúp bé với phản xạ ọe này, luôn nhớ bé phải được ngồi thẳng khi ăn (có hỗ trợ nếu cần thiết), do đó bất kỳ thức ăn nào chưa sẵn sàng để nuốt sẽ rơi ra ngoài miệng thay vì trôi vào trong họng. Một điều cực kỳ quan trọng nữa là không ai đưa thức ăn vào miệng bé, trừ bé. Như thế bé có thể dành thời gian cần thiết để điều chỉnh lượng thức ăn một cách hiệu quả. 

Mặc dù đôi khi vẫn bị nhầm lẫn, nhưng hóc không phải là ọe. Hóc xảy ra khi một vật gì đó chặn hoàn toàn hoặc một phần đường thở (đường này đi qua nơi phản xạ ọe bị kích thích). Việc chặn hoàn toàn là cực kỳ hiếm (và yêu cầu các biện pháp sơ cứu chuẩn) nhưng bé thường tự có thể họ ra vật đang chặn một phần đường thở của mình khá tốt, miễn là bé được ngồi thẳng hoặc cúi về phía trước. Hóc khó có thể xảy ra với BLW hơn với đút thìa, miễn là tuân theo những quy tắc ăn toàn cơ bản, đơn giản. Xem thêm phần cuối của chương này về các thông tin an toàn. 

Giúp bé học ăn 

Bé cần nhiều cơ hội để luyện tập kỹ năng ăn của mình và để học các dạng thức ăn . Với cách này bé có thể giải quyết được nhiều loại kết cấu và dần dần tự tăng lượng thức ăn bé ăn lên. Việc tuân theo tăng dần độ thô theo cách truyền thống là không cần thiêt, nghĩa là không cần phải bắt đầu từ vài thìa bột rồi dần dần tăng độ thô (cháo, cháo vỡ, cháo hạt...). 

Tuy nhiên, có thể chỉ ra được một số kỹ năng sẽ xuất hiện theo tiến độ của bé và đó là 1 cách hữu ích để đảm bảo rằng bạn đang cho con tất cả các cơ hội bé cần để học và mở rộng chế độ ăn của bé. Tham khảo phần phát triển các kỹ năng ở phía dưới để xác định những gì bạn cần biết và khoảng lứa tuổi nào thì những kỹ năng này sẽ xuất hiện. 

Một gợi ý khi chuẩn bị bữa ăn làm thế nào bao gồm cả những loại có hình dạng, kết cấu mà bé chưa hoàn toàn thuần thục cùng với những thức ăn mà bé đã có thể xử lý dễ dàng. Bởi vì hầu hết các bữa ăn đều có nhiều loại hình dáng và kết cấu, nên cách dễ nhất là đưa cho con tất cả những thức ăn mà bố mẹ ăn. Miễn là luôn luôn có loại thức ăn bé có thể xử lý được thì bé sẽ có thể thử với những thức ăn còn lại mà không bị chán. Thức tế là bé sẽ làm bạn ngạc nhiên với tiến bộ của mình nếu bạn cho bé cơ hội. 

Mỗi kỹ năng sẽ xuất hiện vào thời điểm thích hợp của bé, vì thế bất kỳ cố gắng nào để dạy bé hoặc ép bé sẽ chỉ gây nên thất vọng cho cả 2 bên. Bé nào rồi cũng sẽ học ăn bằng thìa dĩa, nhưng hầu hết các bé thấy nóng tay là cách hiệu quả nhất trong thời gian đầu. Nếu bạn tập trung vào việc cho bé cơ hội để thử những kỹ năng khác nhau, bé sẽ vui vẻ luyện tập với tốc độ của riêng mình. 
Phát triển các kỹ năng 

Sẵn sàng bắt đầu: Từ khoảng 6 tháng
 
Bạn sẽ thấy: Bé có thể đưa đồ chơi vào miệng nhanh và chính xác. Bé gặm và có hoạt động nhai. Bé có thể ngồi thẳng với chút ít trợ giúp và có thể muốn tham gia vào bữa cơm gia đình. Bé có thể bốc một miếng thức ăn lớn từ đĩa của bạn và cho vào mồm 
Thức ăn dễ xử lý: Thức ăn dưới dạng que lớn, bao gồm cả hoa quả, rau, vỏ bánh mỳ, bánh mỳ lát, mỳ nui cỡ lớn, chả mềm hoặc thịt băm dạng chả hoặc được cắt cỡ ngón tay. Thịt cắt lát dài. 
Thức ăn cho bé thử: Xem phía trên 

Với và nắm chặt trong lòng bàn tay: Từ khoảng 6-8 tháng
 
Bạn sẽ thấy: Bé có thể với miếng thức ăn lớn và nắm chặt bằng cả bàn tay. Nhưng bé có thể chưa ăn được khi thức ăn nằm trong nắm tay, vì thế bé cần thức ăn có độ dài vừa đủ để thò ra phía đầu, từ đó bé có thể gặm gạp. Bé có thể giữ thức ăn 1 tay và dùng tay kia để đưa vào mồm. Bé vẫn chưa biết được hết khả năng của mình nên bé có vẻ nhồi hết thức ăn mềm vào tay mình. Trong những tuần đầu hầu hết thức ăn rơi ra khỏi miệng vì bé vẫn chưa biết nhai và nuốt. Bé làm rơi thức ăn bé đang cầm khi bé muốn nhặt miếng khác bởi vì bé vẫn chưa thể bỏ thức ăn xuống theo ý mình. Bé dành thời gian kiểm tra thức ăn, truyền từ tay nọ sang tay kia và nghịch. 
Thức ăn dễ xử lý: Thức ăn dưới dạng que lớn, bao gồm cả hoa quả, rau, vỏ bánh mỳ, bánh mỳ lát, mỳ nui cỡ lớn, chả mềm hoặc thịt băm dạng chả hoặc được cắt cỡ ngón tay. Thịt cắt lát dài. 
Thức ăn cho bé thử: Thức ăn để bốc dưới dạng cục như là cơm (cơm nếp), cháo đặc, khoai tây nghiền, thịt xay (băm), pho mát nghiền. Thức ăn trơn như là mỳ nui với sốt. 

Nắm vào và mở ra: Từ khoảng 7-9 tháng 
Bạn sẽ thấy: Bé có thể nắm đầy một bàn tay thức ăn mà không bóp quá chặt. Và khi bé đưa thức ăn vào miệng, bé có thể mở bàn tay và đẩy phần lớn thức ăn vào. Bé có thể bóp thức ăn trong miệng từ nắm tay của mình. Bé đã có thể cắn và nhai tốt hơn. Bé có thể rất vui khi thử cho thìa hay một miếng thức ăn chấm vào các loại thức ăn lỏng (súp, cháo, sốt...), hoặc có thể tự sử dụng được thìa bố mẹ cho sẵn thức ăn. Bé tiếp tục tìm hiểu và khám phá thức ăn kỹ càng hơn. 
Thức ăn dễ xử lý: Dạng que và miếng. Những thức ăn nhỏ và mềm hơn như quả dâu và rau củ dạng miếng được nấu chín. Rau củ và hoa quả cứng, giòn hơn (tùy vào sự phát triển của răng. 
Thức ăn cho bé thử: Thức ăn lỏng để bé tập chấm. Rau củ sống dạng que để chấm. Mỳ nui nhiều hình dạng khác nhau. 

Dùng các ngón tay: Từ khoảng 8-10 tháng
 
Bạn sẽ thấy: Bé có thể dùng thìa (hoặc thức ăn) để chấm, nhặt thức ăn lên và giữ bằng ngón tay mà không cần dùng đến lòng bàn tay. Bé lựa chọn kỹ càng những gì để ăn và theo thứ tự nhất định (của bé). Bé có thể muốn dùng thìa dĩa, thậm chí có thể xúc thức ăn bằng thìa và dùng dĩa để đâm vào thức ăn. 
Thức ăn dễ xử lý: Hầu hết tất cả thức ăn dưới các dạng que, miếng và mềm. Thức ăn cứng, giòn hơn (tùy vào sự phát triển của răng. Thức ăn lỏng với thìa (hoặc thức ăn khác) để chấm. 
Thức ăn cho bé thử: Thức ăn lỏng và miếng nhỏ như là cơm, đậu (quả, hạt), nho khô và bánh mỳ xé nhỏ. Thức ăn dưới dạng miếng nhỏ để xiên bằng dĩa và thức ăn mềm để tập xúc bằng thìa. 

Cầm giữ bằng đầu ngón tay chuẩn hơn: Từ khoảng 9-12 tháng
 
Bạn sẽ thấy: Bé có thể nhặt những miếng thức ăn rấ nhỏ với đầu ngón tay cái và ngón tay trỏ. Bé có thể nhặt từng hạt cơm hay miếng vụn bánh mỳ nhỏ nhất! Bé có thể bắt đầu dùng dĩa xiên thức ăn một hay xúc bằng thìa một cách chuẩn xác. Bé có thể bắt đầu giảm nghịch thức ăn và chủ động ăn nhiều hơn. 
Thức ăn dễ xử lý: Hầu hết tất cả mọi thức ăn. 
Thức ăn cho bé thử: Tất cả các loại hình dạng và kết cấu để bé có thể tìm ra cách ăn bằng thìa dĩa. 

Sử dụng thìa dĩa: Từ khoảng 11-14 tháng
 
Bạn sẽ thấy: Bé muốn dùng thìa, dĩa phần lớn thời gian khiến cho bữa ăn diễn ra rất lâu. Bé có thể biết dùng dĩa dễ hơn dùng thìa để xiên thức ăn, nhưng bé cũng có thể lại dùng tay để bốc thức ăn. 
Thức ăn dễ xử lý: Tất cả các loại. 
Thức ăn cho bé thử: Tất cả các loại hình dạng và kết cấu. 
 

Read more…