Các kĩ năng thai giáo cơ bản dành cho mẹ

20:38 |

Được cha mẹ nói chuyện, âu yếm, khi ra đời bé sẽ linh hoạt, sớm biết nói và phát triển ngôn ngữ tốt hơn. Đây là một trong những kết quả mà các hoạt động thai giáo mang lại.

Thai giáo gồm 14 kỹ năng cơ bản:
- Ru và hát
- Nựng nịu
- Dỗ dành
- Xoa vỗ bụng người mẹ thật dịu dàng với tâm trạng yêu thương
- Nghe nhạc thích hợp, du dương, nhẹ nhàng.
- Đọc và nói diễn cảm, rành rọt, chuẩn mực, tận dụng ngữ điệu tiếng Việt nhịp nhàng, nhiều thanh điệu.
- Nghĩ về và nghĩ đến thai nhi với tâm trạng trân trọng, chờ mong.
- Tư thế đi đứng, nằm ngồi đàng hoàng, vững vàng.
- Thầm kể, chuyện trò, khuyên nhủ thai nhi.
- Luôn luôn hỏi han bé: Hôm nay bé khỏe không, bé ngoan chứ? Bé có thấy bàn tay của ba sờ bé không?
- Miêu tả, bình phẩm tranh nghệ thuật,
- Quan tâm chăm sóc thai phụ, tránh căng thẳng, kịp thời hoá giải những ưu phiền, mặc cảm.
- Tạo không khí, khung cảnh, quan hệ tốt đẹp trong gia đình.
- Đồng bộ cả nhà cùng làm thai giáo.

Bằng chứng khoa học:

- Hơi ấm và giọng nói của cha mẹ đã được bé ghi nhớ. Đến khi bé chào đời, những ấn tượng thân quen này sẽ giúp bé có cảm giác an toàn, gắn bó.
- Dây rốn lưu chuyển cảm xúc từ mẹ đến bé. Chẳng hạn, sự tức giận tạo ra chất andrenalin; Nỗi sợ hãi tạo ra chất cholamine; Niềm hạnh phúc tạo ra chất endorphin. Các chất hóa học này chuyển qua nhau thai vào đến em bé trong bụng trong vòng vài giây sau đó. Điều đó lý giải tại sao, người mẹ khi mang thai vui vẻ, hoạt bát, phấn chấn, bao dung, cảm thông… cũng sẽ truyền cho con tất cả những cảm xúc tích cực nhất.

Để thai giáo hiệu quả

- Để thai giáo có kết quả, bạn nên thực hiện các động tác tương tự nhau, đơn giản, đúng giờ và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé.
-  Giữ chừng mực vừa phải. Tránh nôn nóng như: xoa bụng mạnh, nghe nhạc “quá liều” hay hăng hái khám phá những danh lam thắng cảnh xa xôi, hiểm trở ngay trong những tháng đầu của thai kỳ, rất dễ gây động thai…

Quý I của thai kỳ

Giai đoạn này, bên cạnh niềm vui được làm mẹ bạn cũng phải đối mặt với những khó chịu của cơ thể khi mang thai. Tình trạng ốm nghén, tâm lý mệt mỏi, dễ cáu gắt sẽ xuất hiện nhiều hơn.

Kỹ năng thai giáo cơ bản

- Tâm trạng hạnh phúc: Dù bạn bị nôn hoặc quá mệt mỏi, cũng nên hạn chế tối đa tâm trạng buồn bã, cáu gắt. Bởi vì tinh thần của bạn có ảnh hướng trực tiếp đến sự phát triển của bé. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, những thai phụ stress sẽ có nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân hoặc nhiều biến chứng thai nghén khác.
- Đi dạo cùng chồng: Nên dành thời gian buổi sáng hoặc buổi chiều đi dạo nhẹ nhàng, hít thở không khí trong lành.
- Đặt tên thân mật cho bé và bắt đầu sử dụng tên này khi trò chuyện, ví dụ như Cún yêu hoặc Bống yêu… Nên nói chuyện với bé 15 phút/ngày.
 


- Đọc (kể) cho bé nghe những câu chuyện vui: Cách này vừa giúp bạn thư giãn vừa khiến bạn có cảm giác gần gũi với bé hơn.
- Vuốt ve bé: Một ngón tay ấn nhẹ vào bụng, sau đó thả ra, ấn nhẹ ngón tay từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. Có thể vừa vuốt ve vừa nói chuyện với bé (khoảng 10 phút trước giờ đi ngủ mỗi ngày).
Lưu ý: Vuốt ve bé bằng ngón tay chứ không nên dùng bàn tay xoa bụng bầu. Bởi vì hành động xoa bụng có thể làm tử cung xuất hiện những cơn co, dẫn tới động thai, sảy thai hoặc sinh non. Với những thai phụ có tiền sử sảy thai hoặc sinh non thì hành động xoa bụng càng phải tránh.
- Nhạc trữ tình cho mẹ: Bật một CD nhạc dân ca (hoặc trữ tình, nhạc nhẹ…) bạn yêu thích và cùng thưởng thức với bé. Nhắm mắt lại khi nghe đồng thời bạn có thể liên tưởng đến hình ảnh dòng sông yên bình; cánh đồng bát ngát hoặc bãi biển trong xanh…

Quý II của thai kỳ

Giai đoạn này, qua siêu âm, bạn có thể xác định được giới tính thai nhi. Không nên lo lắng nếu bạn (hoặc gia đình) mong chờ bé trai nhưng kết quả siêu âm lại là bé gái hoặc ngược lại. Nên tạo tâm lý cân bằng trong suốt quá trình mang thai để bé được phát triển toàn diện.

Kỹ năng thai giáo cơ bản

- Giữ tinh thần thoải mái: Đi xem phim, dạo phố, tán gẫu với người thân sẽ khiến bạn vui tươi, thoải mái hơn.
- Cho bé tiếp xúc với ánh sáng: Từ tuần thứ 16 của thai kỳ, bé bắt đầu biết cử động mắt (mắt bé có phản xạ nhắm hoặc mở mắt trong những khoảng thời gian rất ngắn). Nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, bé có xu hướng quay đầu về phía ánh sáng. Qua thành bụng của bà mẹ, bé sẽ cảm nhận được ánh sáng có màu hồng nhạt.
- Làm quen với ngôn ngữ: Chọn loại nhạc dân ca dành cho thiếu nhi có tiết tấu vui nhộn để bé nghe vào buổi sáng. Nhạc cổ điển có âm điệu du dương dành cho bé vào buổi tối. Thời gian nghe một lần tối đa trong 10 phút.
Tránh những loại nhạc có cường độ lớn, âm thanh chói, tiết tấu phức tạp vì chúng sẽ khiến bé bị giật mình.
Ngoài ra, bạn cũng có thể hát cho bé nghe.
- Chào bé: Lúc bạn thấy bé ngủ dậy (dấu hiệu là bé đạp hoặc cựa quậy vào buổi sáng), thử vuốt ve và chào hỏi bé. Nói với bé những câu ngắn gọn, vui vẻ với cường độ chậm. Bạn nên rủ thêm chồng cùng tham gia giao tiếp với bé.
- Chơi cùng bé: Sau mỗi lần bé đạp, bạn dùng ngón tay vỗ nhẹ vào bụng một chút và chờ bé đạp tiếp. Dần dần bé sẽ quen với trò chơi này, bạn vỗ nhẹ vào chỗ nào, bé sẽ biết cách đạp vào chỗ ấy.

Quý III của thai kỳ

Giai đoạn này, bạn đã quen với việc mang thai và thường xuất hiện cảm giác mong ngóng bé chào đời.

Các kỹ năng thai giáo cơ bản

- Âm nhạc: Lúc này, các cơ quan thính giác, thị giác của bé đã phát triển. Có thể đặt tai nghe vào bụng cho bé nghe nhạc ngày khoảng 2 lần (mỗi lần 10 phút).
Hát cho bé: Chọn một bài hát ngắn có tiết tấu rõ ràng. Mỗi lần bạn hát cho bé xong một nhịp, nên nghỉ ngơi vài giây để bé tiếp thu trước khi hát nhịp tiếp theo.
- Kết hợp vận động, trò chuyện và ánh sáng: Cùng ông xã đi bộ ngoài trời nắng nhẹ, nói cho bé nghe những câu chuyện dài hơn và nựng nịu bé.
- Đọc sách: Chọn những cuốn sách văn học có tính chất nghệ thuật, đọc cho bé nghe trước giờ đi ngủ hàng ngày. Hoặc bạn cũng có thể miêu tả, bình phẩm chi tiết một bức tranh nghệ thuật với bé.
Read more…

Các biện pháp thai giáo từ tháng thứ 4 giúp con thông minh từ trong bụng mẹ

20:35 |
Bạn có biết rằng từ 4 tháng tuổi trở đi là giai đoạn não bộ của thai nhi phát triển rất nhanh. Như vậy việc giáo dục thai nhi trong giai đoạn này là cần tạo cho thai nhi nhiều động tác tích cực nhằm phát triển các giác quan và trí lực của thai nhi. Sau đây là một số phương pháp đưa ra để bạn có thể tham khảo
Một số phương pháp giáo dục thai nhi theo tháng - Mẹ mang thai - Chăm sóc bà bầu - Cho bé nghe nhạc - Sự phát triển của thai nhi

Giáo dục thai nhi tháng thứ 4

Thai nhi đã được 4 tháng tuổi, thai phụ nên giữ tinh thần ổn định, hài hoà, điều tiết ăn uống để mang lại lợi ích cho cả mẹ và thai nhi. Thai nhi lúc này tuy chưa mở được mắt, nhưng thị giác cơ bản đã hình thành, đặc biệt não bộ của thai nhi phát triển rất nhanh. Giáo dục thai nhi bây giờ là cần tạo cho thai nhi nhiều động tác tích cực, cần huấn luyện đối với thị lực và trí tuệ của thai nhi. Bạn có thể tham khảo các phương pháp sau đây:
Giáo dục thai nhi bằng cách chiếu sáng: Trong phòng ấm áp, người phụ nữ mang thai để lộ bụng, bạn dùng đèn pin chiếu ánh sáng ra khắp bụng, làm nhiều lần tắt bật đèn pin như thế để thai nhi có quá trình thích ứng dần dần, giảm thiếu các kích ứng không tốt cho thị lực của thai nhi. Mỗi ngày, bạn nên định chuẩn thời gian chiếu 1 – 2 lần, mỗi lần khoảng 5 phút. Có thể dùng đèn ánh sáng nhiều màu sắc, chiếu theo thứ tự, cứ 1 – 2 phút lại thay đổi màu sắc một lần. Đèn chiếu từ gần đến xa, hoặc đa dạng về hình thức nhưng tránh ánh sáng quá mạnh.
Giáo dục thai nhi bằng ngôn ngữ: Khi thai nhi được 4 tháng, bạn có thể dùng ngôn ngữ trực tiếp tiến hành giáo dục thai nhi. Giáo dục thai nhi bằng ngôn ngữ khi thai nhi đang tỉnh, đang hoạt động, mỗi ngày từ 1 – 2 phút, mỗi lần 10 phút.
Các hình thức cụ thể:
- Mở băng đĩa cho thai nhi nghe, có lời lẽ đơn giản, sinh động và hình tượng.
- Kể chuyện cổ tích cho thai nhi nghe, người mẹ có thể tự biên tập các câu chuyện cổ, hoặc đọc theo sách, hoặc đọc to các bài thơ, bài hát thiếu nhi với ngôn ngữ đơn giản, gần gũi, thân thiết, vừa để kích thích thính giác của thai nhi, vừa gắn kết tình cảm mẹ con.
- Đọc cho thai nhi nghe các tác phẩm văn học có âm vần đẹp đẽ, du dương.
Giáo dục thai nhi bằng âm nhạc: Phụ nữ mang thai có thể chọn các tác phẩm âm nhạc mà mình thích nghe để tiến hành giáo dục thai nhi bằng âm nhạc. Trước khi bắt đầu, bạn hãy nói với con của bạn: “Chúng ta cùng nghe nhạc nhé con yêu!”.
Phụ nữ mang thai nằm theo tư thế nghiêng mình, tốt nhất nằm trên ghế sofa hoặc trên tràng kỉ, không nên nằm lâu quá để tránh tử cung bị đè nén, gia tăng áp lực xuống tĩnh mạch khiến thai nhi thiếu không khí. Khi nghe nhạc, bạn nên giữ khoảng cách với loa là 1,5 – 2m, âm lượng vừa đủ, mỗi ngày 3 lần vào các buổi sáng, trưa, chiều, tối, khoảng 5 – 10 phút/lần. Nếu thời gian gấp gáp thì mỗi ngày nên nghe 2 lần là sáng và tối. Mỗi lần nghe không nên nghe quá lâu, nghe quá nhiều loại nhạc. Khi người phụ nữ mang thai nghe nhạc, nên tuỳ theo khúc nhạc mà tưởng tượng các hình ảnh tốt đẹp liên quan đến thai nhi.
Chú ý: Các bà mẹ nên chọn các loại nhạc thích hợp, có tác dụng ru ngủ, trấn tĩnh tâm hồn, loại trừ phiền não âu lo, giúp tinh thần phấn chấn, tạo cảm giác kích thích khả năng ăn uống, nâng cao trí lực.
Giáo dục thai nhi bằng vận động: Phương pháp này chính là dựa trên cơ sở vận động tự phát của người mẹ theo từng giai đoạn để có những kích thích vận động hợp lí, thúc đẩy sự phát triển của thai nhi.
Phương pháp cụ thể:
- Người mẹ nằm ngửa, toàn thân thư giãn, hai tay vuốt ve thành bụng, sau đó dùng tay vuốt lên các vị trí khác quanh bụng và quan sát sự phản ứng của thai nhi, mỗi lần 5 phút. Khi bắt đầu, các động tác nên nhẹ nhàng, trong thời gian ngắn. Qua vài lần thai nhi có phản ứng thì có thể tạo các phản ứng khác tích cực hơn. Tốt nhất bạn nên cố định thời gian hàng ngày vào buổi tối, thích hợp để tiến hành giáo dục thai nhi bằng vận động.
Giáo dục thai nhi bằng vuốt ve, vỗ về: Giai đoạn này, cha mẹ nên kế tiếp các bước giáo dục thai nhi bằng vuốt ve ở các giai đoạn trước. Nhưng điều cần chú ý là vuốt ve giai đoạn này cần kết hợp đối thoại với thai nhi, đòi hỏi tâm lí cha mẹ tham gia cần tích cực hơn. Người chồng xoa nhẹ nhàng lên bụng vợ, vuốt ve nhẹ nhàng đứa con qua bụng vợ. Người chồng tham gia gọi thai nhi sẽ tạo nên hiệu quả giáo dục thai nhi về sau càng thực tế hơn.

Giáo dục thai nhi tháng thứ 5

Khi mang thai tháng thứ 5, người mẹ nên ăn uống cho thật tốt, tạo tâm trạng thoải mái, tinh thần vui vẻ, ngoài việc ăn uống, dưỡng thai còn cần tập luyện thể thao cho thai nhi, nói chuyện… Khi mang thai được 5 tháng, cấu tạo của thai nhi cơ bản đã hoàn thành, cơ quan xúc giác tại da thịt và cơ quan cảm giác cũng hoàn thiện. Vì thế, giáo dục thai nhi nên lấy trọng điểm là cảm giác hoạt động và huấn luyện khả năng nghe. Các phương pháp cụ thể:
Giáo dục thai nhi bằng đùa vui: Khi thai nhi đạp vào thành bụng, người mẹ nên vỗ nhẹ vào nơi thai nhi vừa đạp, đợi đến lúc thai nhi đạp thì người mẹ lại vỗ nhẹ vào đó và cứ tiếp tục làm như thế. Khi mới bắt đầu, thai nhi không có phản ứng trước việc vỗ nhẹ của người mẹ, nhưng sau một thời gian nhất định, những cử động qua lại này sẽ tạo nên phản ứng tích cực cho thai nhi, thai nhi sẽ hình thành cử động đạp vào vị trí nơi người mẹ vỗ lên. Sau đó, người mẹ có thể thay đổi vị trí vỗ trên bụng, thai nhi cũng biết chuyển vị trí theo để đạp vào nơi người mẹ vỗ nhẹ tay lên. Sau này, người mẹ và thai nhi sẽ có một trò chơi để cùng vui đùa với nhau.
Giáo dục thai nhi bằng vuốt ve, tiếp xúc: Việc tiếp xúc, vuốt ve nên thực hiện khi thai nhi được khoảng 5 tháng tuổi. Người mẹ nằm trên giường, đầu không cần gối quá cao, toàn thân thư giãn, thoải mái, hai tay ôm lấy phía đầu của thai nhi, từ trên đảo xuống dưới, từ trái qua phải, cứ qua lại như thế và xoa vuốt một cách nhẹ nhàng. Bạn cần tuỳ thời gian mà chú ý phản ứng của thai nhi, nếu thai nhi cựa quậy mạnh hay đạp chân biểu hiện rõ phản ứng không thích của mình đối với sự vuốt ve và kích thích của người mẹ thì nên ngừng xoa bóp.
Nếu thai nhi thể hiện phản ứng nhẹ nhẹ thì lại tiếp tục xoa bóp, sau vài phút thì dừng hoặc thay đổi phương pháp khác như ngôn ngữ, âm nhạc… để kích thích. Thông thường, thời gian thích hợp là sáng sớm, buổi tối, khi thai nhi vận động nhiều lần thì tiến hành phương pháp này, mỗi lần nên thực hiện từ 1 – 2 lần, mỗi lần từ 5 – 10 phút.
Giáo dục thai nhi bằng âm nhạc: Khi thai nhi được 5 tháng tuổi, khả năng nghe đã được thiết lập hoàn toàn. Giáo dục thai nhi bằng âm nhạc ngoài việc nghe nhạc, thai phụ nên hát cho thai nhi nghe. Phụ nữ mang thai nên chọn các loại ca khúc trữ tình thể hiện tình cảm, cùng tưởng tượng với thai nhi.
Giáo dục thai nhi bằng ngôn ngữ: Ngoài việc người mẹ kể chuyện cổ tích cho thai nhi, còn cần mở các băng có các câu chuyện với ngôn ngữ sinh động, tình tiết thú vị, âm thanh phong phú để kích thích một cách toàn diện đại não và khả năng nghe của thai nhi. Khi mở băng đĩa không nên để máy gần bụng người mẹ và gần thai nhi.

Giáo dục thai nhi tháng thứ 6

Khi mang thai tháng thứ 6, thai nhi phát triển rất nhanh, thai phụ cần hoạt động nhiều hơn, chú ý đi bộ và đảm bảo chất dinh dưỡng cho cả mẹ và con. Lúc này, không những thai nhi hoạt động rất rõ ràng, nhịp tim cũng thể hiện rõ nét hơn, khả năng nghe cũng phát triển đến một mức hoàn thiện nhất định. Giáo dục thai nhi trong tháng này tập trung ở việc tăng cường huấn luyện khả năng nghe, mở mang trí tuệ cho thai nhi. Các phương pháp cụ thể:
Giáo dục thai nhi bằng đối thoại: Khi tiến hành giáo dục thai nhi bằng đối thoại, cha mẹ nên coi thai nhi là một đứa trẻ đã có hiểu biết, cùng con nói chuyện, bàn chuyện vui, có thể miêu tả, thuật lược lại các chi tiết trong cuộc sống gia đình như hôm nay bố mẹ đã làmgì, ăn gì, đọc gì, đi chơi ở đâu… Bạn nên chú ý những câu chuyện kể nên giản đơn và tốt nhất là lặp lại câu chuyện nhiều lần trong một thời gian để thai nhi ghi nhớ được sâu sắc.
Giáo dục thai nhi bằng âm nhạc: Người mẹ ngồi nơi thích hợp, tạo được cảm giác thoải mái về tinh thần và cơ thể để tập trung tinh thần và trí lực. Bạn hãy đặt máy phát nhạc ở cách người mẹ một khoảng cách cố định, rồi mới mở nhạc cho thai nhi nghe. Bạn nên điều chỉnh phương hướng và âm lượng của âm thanh phù hợp với thai nhi. Mỗi ngày nên cố định thời gian nghe nhạc, mỗi lần khoảng 5 – 10 phút. Nên chọn các loại âm nhạc nhẹ nhàng, vui tươi để tạo cho bạn và thai nhi cảm giác thoải mái, thư thái để bước vào giấc ngủ. Đặc biệt chú ý, khi bạn muốn thai nhi nghe thì người mẹ cũng cần chủ động cảm thụ âm nhạc.
Giáo dục thai nhi bằng vận động: Vào mỗi buổi tối, khi người mẹ nằm nghỉ trên giường, bạn nên thoải mái và nhẹ nhàng vuốt ve bụng mình, mỗi lần khoảng 5 – 10 phút. Bạn cũng có thể dùng tay đỡ nhẹ thai nhi để thai nhi tiến hành đi bộ trong bụng mẹ. Nếu có thể, bạn hãy phối hợp âm nhạc và nói chuyện để tạo hiệu quả giáo dục tốt hơn.
Giáo dục thai nhi bằng ngôn ngữ: Ngoài việc kể chuyện cổ tích, nếu có điều kiện, người mẹ nên mở băng đĩa để tự bản thân nghe và tạo cơ hội để thai nhi sớm tiếp xúc với các nguồn tin tức bên ngoài.
Giáo dục thai nhi bằng hành vi: Hành vi, cử chỉ của bố mẹ sẽ có ảnh hưởng nhất định đến thai nhi. Khi mang thai, bạn nên để cảm xúc luôn dạt dào, những hi vọng thật tốt đẹp, ăn nói nhẹ nhàng, lễ độ, sinh hoạt ổn định, giữ gìn sức khoẻ tốt… để giúp thai nhi có môi trường sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Giáo dục thai nhi tháng thứ 7

Lúc này, thần kinh cuả thai nhi được hoàn thiện thêm một bước, cảm giác cũng nhanh nhạy hơn, vì thế các “bài học” về âm nhạc, nghệ thuật mà bố mẹ dành cho thai nhi có thể nên tăng thêm.
Ngoài ra, các bà bầu còn nên đọc những tác phẩm văn học vào lúc rảnh rỗi, tuy nhiên tránh những tiểu thuyết dài và đau buồn. Những áng văn xuất sắc, cổ kim vẫn là sự lựa chọn hay của các bà bầu. Nên đi tham quan triển lãm mĩ thuật, triển lãm văn vật lịch sử, mua tranh về treo ở nhà… Bà bầu cũng nên tự làm một số đồ thủ công như đan mũ, khăn… để thể hiện tình yêu dành cho con, những điều ấy thai nhi có thể cảm nhận được.

Giáo dục thai nhi tháng thứ 8

Vào tháng thứ 8, các tổ chức cơ quan chủ yếu trong cơ thể của thai nhi đã bước đầu phát triển hoàn tất, thai nhi băt đầu “ vì sắc đẹp của mình” trở nên đầy đặn và xinh đẹp hơn. Bà mẹ mang thai thường do bụng nổi to nên thường không chú ý trang điểm, làm như vậy không lợi cho vóc dáng cơ thể, nên bỏ ra một chút công sức cho toc cho quần áo, thai nhi có thể cảm nhận được đièu ấy. Đặc biệt bà mẹ mang thai không nên lo âu vì nó rất ảnh hưởng đến thai nhi.
Nhà tâm lý học Sanmeroff và Kelly sau khi tiến hành nghiên cứu ở hơn 300 trẻ sơ sinh đã đưa ra những biến đổi của 3 khả năng để chứng minh cho việc tâm trạng lo ấu của người mẹ sẽ ảnh hưởng đến thai nhi:
-  Tâm trạng lo lắng của người mẹ gây ra những biến đổi sinh lý của hệ thống nội tiết tố, ảnh hưởng đến thai nhi bên trong tử cung
-  Tâm trạng lo lắng của người mẹ ảnh hưởng đến quá trình sinh nở đồng thời dễ bị mắc các bệnh kèm theo, từ đó mà ảnh hưởng đến thai nhi.
-  Tâm trạng lo lắng của phụ nữ mang thai trong thời gian kéo dài đến sau khi sinh nở, ảnh hưởng đến việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Ở một mức độ nào đó thì cũng có thể di truyền.

Giáo dục thai nhi tháng thứ 9

Lúc này trong cơ thể người mẹ,thai nhi tăng trưởng sức lực và trọng lượng, hoạt động ngày càng nhiều thêm, sức lực cũng lớn dần. Tuy vậy thai nhi vẫn có lúc yên tĩnh. Bà mẹ mang thai cần chú ý để nghỉ ngơi, không được kích thích thai nhi quá nhiều, nên cho thai nhi nghe tiếng nhạc du dương. Đồng thời, bà mẹ mang thai cần giảm bớt tầm trạng lo lắng, sự căng thẳng, tâm lý sợ hãi đều là những kích thích không tốt đối với thai nhi.
Các nhà khoa học cho rằng, thai nhi rất nhạy cảm với âm thanh trái tim của ngừời mẹ. Ở trong bụng mẹ, thai nhi có thể nghe thấy rất nhiều âm thanh như ruột sôi, tiếng nhu động của dạ dày…Thai nhi nghe âm thanh trái tim của ngừoi mẹ từng giờ từng phút dần dần thành hiệu ứng đồng bộ về tâm lý giữa mẹ và thai nhi

Giáo dục thai nhi tháng thứ 10

Tháng mang thai thứ 10, là lúc “ người mẹ chuẩn bị sinh con, tinh thần lạc quan, tràn đầy hi vọng, mong chờ cho sự ra đời cảu đứa con” tích cực chuẩn bị việc sinh nở, tuy nhiên không được chờ đợi một cách tích cực.

Vai trò của người chồng

Thông thường, ý thức làm bố của người chồng thể hiện muộn hơn so với ý thức làm mẹ ở người vợ. Người bố chỉ cảm thấy trách nhiệm của mình sau khi con khóc chào đời, lúc đó mới thực sự thấy yêu con và có ý thức làm bố. Nhưng nếu khi vợ có thai, người chồng chăm sóc và quan tâm tới vợ, luôn luôn quan tâm tới sự phát triển của thai nhi, chia sẻ những khó khăn nhọc nhằn với vợ ở các giai đoạn có thai thì ý thức làm bố sẽ nảy nở sớm hơn.
Nếu việc giáo dục thai nhi ở giai đoạn đầu khi mới có thai, trách nhiệm người chồng chủ yếu là làm cho tính tình người mẹ ôn hòa vui vẻ, tạo mọi điều kiện hoàn cảnh tốt cho mẹ và con thì đến giai đoạn giữa kì, thông qua phương pháp cụ thể để gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai, làm tốt vai trò người chồng, người cha.
Khi giáo dục thai, người chồng phải hỗ trợ với vợ để đặt ra nội dung giáo dục, cùng nhau nuôi dưỡng đứa con yêu với mong muốn nó vừa khỏe mạnh lại vừa thông minh.
Read more…

Phương pháp ăn dặm bé chỉ huy (Baby - Led Weaning) đã có mặt ở thị trường

20:28 |
Cuốn sách Phương pháp ăn dặm bé chỉ huy là toàn bộ những gì các bậc cha mẹ cần biết để hiểu và áp dụng khoa học, hiệu quả phương pháp Baby Led Weaning (BLW).

BLW là phương pháp ăn dặm cho phép bé tự quyết định (giống như cái tên Baby-led của nó), do đó đòi hỏi ba mẹ phải tôn trọng quyết định của bé. Bé từ 6 tháng tuổi trở lên có thể theo phương pháp này, trên nguyên tắc sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính trong năm đầu đời. BLW giúp bé tận hưởng bữa ăn một cách chủ động. Phương pháp này không mới, nó khá phổ biến ở nhiều nước châu Âu và châu Mỹ.

Nếu bạn đã quen với hình ảnh các bé được mẹ dùng muỗng đút thức ăn nghiền nhuyễn vào miệng, bé nhè ra và mẹ lại vét vào cho đến khi nào bé nuốt thì thôi, thì BLW sẽ là một hình ảnh hoàn toàn khác. Với phương pháp này, sẽ không có chuyện đút muỗng hay nghiền nhuyễn, mà ba mẹ sẽ cung cấp cho bé những thức ăn có hình dạng và kích cỡ phù hợp để bé có thể cầm lấy và tự đút cho mình bằng các ngón tay, tự chọn thức ăn, tự quyết định ăn bao nhiêu và ăn với tốc độ như thế nào.

Rất có thể nhiều mẹ sẽ lo lắng bé ăn như thế nhỡ bị hóc thì sao. Thực ra, bé cũng như người lớn, dễ bị hóc hay nghẹn hơn khi có người đút cho, bởi về cơ bản đó là kiểu ăn thụ động - bé không kiểm soát được lượng thức ăn đưa vào. Khi bé tự cho thức ăn vào miệng thì bé cũng nhận thức là mình đang ăn và sẽ điều khiển lưỡi, hàm, môi, họng một cách phù hợp. Nếu thức ăn to quá thì bé sẽ nhè ra. Tất nhiên, việc bé bị ọe vào thời gian đầu là hoàn toàn có thể. Nhưng ọe chỉ là một phản ứng của bé khi không chấp nhận đồ ăn. Sau vài lần ọe thì bé cũng hình thành ý thức và kỹ năng để biết ăn bao nhiêu, ăn như thế nào cho khỏi ọe. Thất bại là mẹ thành công mà.

Đã áp dụng phương pháp BLW thì mẹ phải tin tưởng bé. Tất cả những em bé khỏe mạnh đều có thể làm điều đó từ 6 tháng tuổi, khi bé đã có thể ngồi khá vững và hệ tiêu hóa cũng như miễn dịch đã đủ trưởng thành giúp bé hấp thụ các thức ăn khác ngoài sữa. Bé không cần được đút muỗng, bé chỉ cần được tạo cơ hội để tự ăn mà thôi.

BLW sẽ giúp bé ăn uống một cách thoải mái, tự lập và rèn luyện kỹ năng ăn cho bé, cụ thể là:
- Cho phép bé khám phá mùi vị và cảm giác về độ thô mịn;
- Khuyến khích sự độc lập và tự tin;
- Giúp bé phát triển các kỹ năng nhai và phối hợp giữa mắt và tay
- Làm cho bữa ăn của bé bớt áp lực.

Về tác giả:

Gill Rapley đã dành nhiều năm nghiên cứu sự phát triển của trẻ và phương pháp cho bé ăn. Chị có hơn 20 năm kinh nghiệm làm y tá chăm sóc bệnh nhân tại nhà riêng, đồng thời chị cũng là bà đỡ, tư vấn tình nguyện về phương pháp nuôi con bằng sữa mẹ. Khi theo học chương trình Thạc sĩ, chị phát triển lý thuyết về phương pháp ăn dặm cho phép bé tự quyết định (phương pháp ăn dặm BLW) trong khi nghiên cứu sự sẵn sàng của bé với món ăn dặm. Chị sống tại Kent với chồng và các con chị đều đã trưởng thành, và các con chị đều gắng sức chứng tỏ với mẹ rằng chúng không cần sự trợ giúp khi ăn dặm.

Tracey Murkett là nhà văn và nhà báo. Sau khi áp dụng phương pháp ăn dặm cho phép bé tự quyết định với con gái, chị muốn chứng minh với các bậc cha mẹ rằng giờ ăn của bé và trẻ nhỏ có thể vô cùng thú vị và không hề căng thẳng. Chị sống ở Luân Đôn với chồng và con gái 6 tuổi.
ăn dặm
Cuốn sách phương pháp ăn dặm do bé chỉ huy
Thông tin bổ sung
Thế nào là phương pháp ăn dặm cho phép bé tự quyết định?

“Dường như đối với hầu hết cha mẹ, giờ ăn là một cơn ác mộng. Với bé Emily, chúng tôi không phải đối mặt với cuộc chiến mệt mỏi đó. Chúng tôi thực sự yêu thích giờ ăn. Với gia đình tôi, thức ăn không phải là vấn đề.”
Jess, mẹ bé Emily 2 tuổi.

“Sẽ dễ hơn nhiều khi cho bé tập ăn cùng loại thức ăn mà mọi người đang dùng. Tôi đã rất lo lắng khi đút thìa cho hai đứa con lớn ăn, nhưng giờ tôi không còn lo lắng liệu Ben có ăn hay không nữa. Việc này rất tự nhiên – và vui vẻ hơn nhiều.” - Sam, mẹ bé Bella 8 tuổi, Alex 5 tuổi và Ben 8 tháng tuổi.

Ăn dặm là gì?

Ăn dặm là sự thay đổi dần dần của bé, chuyển từ việc chỉ ăn sữa mẹ hoặc sữa bột sang thôi bú mẹ hoặc sữa bột. Sự thay đổi này mất tối thiểu 6 tháng nhưng cũng có thể kéo dài vài năm, đặc biệt là đối với các bé bú mẹ. Cuốn sách này viết về giai đoạn đầu của quá trình ăn dặm, bắt đầu với lần đầu tiên bé ăn dặm.

Những món ăn dặm đầu tiên – đôi khi còn được gọi là thức ăn bổ sung – không có nghĩa là thay thế sữa mẹ hoặc sữa bột, thay vào đó, sẽ bổ sung cho chế độ ăn này, để bữa ăn của bé ngày càng thêm đa dạng.

Trong hầu hết các gia đình, thời điểm ăn dặm do cha mẹ quyết định. Khi cha mẹ bắt đầu đút thìa cho bé ăn, họ cũng quyết định thời điểm và cách thức bé bắt đầu ăn dặm; khi họ không còn cho bé bú mẹ hoặc bú bình, họ quyết định thời điểm ngừng cho ăn sữa. Bạn có thể gọi đó là ăn dặm do-cha-mẹ-quyết-định. Ăn dặm do-bé-quyết-định lại khác. Phương pháp này cho phép bé dẫn dắt toàn bộ quá trình, bằng cách bé vận dụng bản năng và khả năng của mình. Bé quyết định thời điểm bắt đầu và kết thúc quá trình ăn dặm. Mặc dù việc này có vẻ kì cục, nhưng nó sẽ có ý nghĩa tuyệt đối khi bạn quan sát kĩ phương thức phát triển của bé.

Tại sao BLW lại khác biệt

Khi nghĩ đến việc cho bé tập ăn dặm, mọi người thường hình dung thấy hình ảnh người lớn cầm thìa với một vài thìa táo hoặc cà rốt xay nhuyễn. Có lúc bé sẽ háo hức há miệng để đón nhận thìa – nhưng bé cũng sẽ nhanh chóng lèo thức ăn, hất thìa, khóc hoặc không chịu ăn. Rất nhiều cha mẹ đành phải áp dụng trò chơi – “Tàu đến rồi đây!” – với nỗ lực thuyết phục bé chấp nhận thức ăn và thường là thức ăn khác với món ăn và giờ ăn của gia đình.

Tại các nước phương tây, phương pháp cho bé ăn này hiếm khi được chất vấn và hầu hết mọi người đều coi đó là lẽ thường tình, đến mức cho ăn bằng thìa trở thành phương thức thông thường để chuẩn bị ăn dặm. Các định nghĩa trong từ điển về việc cho ăn bằng thìa bao gồm: “giúp đỡ hoặc dạy (ai) quá nhiều đến nỗi người đó không tự suy nghĩ được nữa” và “đối xử (với người khác) theo cách thức ngăn cản ý nghĩ hoặc hành động tự lập.” Trong khi đó, phương pháp ăn dặm BLW khuyến khích thái độ tự tin và tính độc lập của bé bằng cách tuân theo tín hiệu của bé. Giai đoạn ăn dặm bắt đầu khi bé chứng tỏ bé có thể tự ăn, và tiến triển theo nhịp độ riêng của bé. Việc này cho phép bé làm theo bản năng để bắt chước cha mẹ và các anh chị, và phát triển kĩ năng ăn một cách tự nhiên, thú vị, đồng thời giúp bé học hỏi trong suốt quá trình.

Nếu được tạo cho cơ hội, hầu hết các bé sẽ cho cha mẹ biết rằng các bé đã sẵn sàng cho món ăn khác ngoài sữa, chỉ bằng cách cầm một mẩu thức ăn và đưa vào miệng. Các bé không cần cha mẹ quyết định khi nào nên bắt đầu ăn dặm, và bé không cần phải được đút thìa; các bé có thể tự làm được.

Dưới đây là phương pháp ăn dặm BLW:

·           Bé ngồi với cả gia đình khi đến giờ ăn, và gia nhập khi bé sẵn sàng.

·           Bé được khuyến khích khám phá thức ăn ngay khi bé cảm thấy thích thú, bằng cách cầm tay – ban đầu, dù bé có ăn hay không cũng không quan trọng.

·           Thức ăn được xắt thành miếng có kích thước và hình dạng phù hợp cho bé dễ cầm nắm, thay vì món ăn sền sệt hoặc tán nhuyễn.

·           Bé tự ăn ngay từ đầu, thay vì được người khác đút thìa.

·           Bé tùy nghi quyết định lượng thức ăn, và bé nhanh chóng mở rộng các loại thức ăn mà bé ưa thích.

·           Bé tiếp tục được bú sữa (sữa mẹ hoặc sữa bột) mỗi khi bé muốn và bé quyết định thời điểm bé sẵn sàng giảm các cữ bú.

Kinh nghiệm đầu đời khi ăn dặm có thể ảnh hưởng đến cảm nhận của bé về bữa ăn trong nhiều năm sau đó, vì vậy sẽ rất có ý nghĩa khi bạn giúp các bé cảm thấy thích thú. Nhưng đối với nhiều bé và nhiều cha mẹ, ăn dặm không vui cho lắm. Đương nhiên không phải tất cả các bé đều phản đối khi được cho ăn bằng thìa theo lối truyền thống, nhưng rất nhiều bé đành cam chịu phải ăn thay vì thực sự ham thích. Mặt khác, dường như các bé được phép tự ăn và ăn chung với gia đình đều yêu thích giờ ăn.

“Khi Ryan khoảng 6 tháng tuổi, tôi và một nhóm các mẹ có con cùng độ tuổi kéo nhau ra ngoài. Các mẹ bận bịu đút bột cho các con và dùng thìa vét quanh miệng bé, đảm bảo tất cả thức ăn đều đi vào miệng bé. Hình như họ tự biến cuộc sống trở nên khó khăn đến vậy, và chị sẽ thấy đám con nít không thích trò này chút nào.” - Suzannne, mẹ bé Ryan 2 tuổi

Tại sao phương pháp ăn dặm BLW lại hợp lý

Các em bé và trẻ nhỏ bò, đi và nói khi các bé sẵn sàng. Các dấu mốc phát triển này sẽ không đến sớm hơn và – với điều kiện bé được trao cơ hội – và cũng không muộn hơn thời điểm thích hợp với bé. Khi bạn đặt bé mới sinh xuống sàn để bé tập đá chân, tức là bạn tạo cho bé cơ hội tập lẫy. Khi bé có thể lẫy, bé sẽ lẫy. Bạn cũng sẽ tạo cho bé cơ hội tập đứng lên và bước đi. Việc này sẽ mất nhiều thời gian hơn. Nhưng nếu bạn tiếp tục cho bé cơ hội, bé sẽ làm được. Vậy thì tại sao không thể làm vậy với phương pháp cho bé ăn?

Các em bé khỏe mạnh có thể tự bú mẹ ngay khi chào đời. 6 tháng tuổi, bé có thể giơ tay cầm các mẩu thức ăn và đưa vào miệng. Nhiều năm rồi, chúng ta biết quá rõ bé có thể làm việc này, và cha mẹ được khuyến khích tập cho bé làm quen với đồ ăn nhón tay từ khi bé 6 tháng tuổi. Nhưng hiện nay có minh chứng cho thấy các bé không nên ăn mọi đồ ăn cứng trước độ tuổi này (tham khảo bên dưới). Vì các bé có thể tự bốc ăn từ lúc 6 tháng nên dường như không cần phải cho bé ăn thức ăn tán nhuyễn.

Tuy nhiên, mặc dù chúng ta biết rõ các bé có bản năng và khả năng tự ăn vào thời điểm thích hợp, nhưng đút thìa vẫn là phương pháp mà hầu hết các bé được cho ăn trong năm đầu tiên – và đôi khi kéo dài lâu hơn nữa.

 
Mẹ nào muốn mua cuốn sách này thì có thể mua tại trang web:
http://zamina.vn/

Read more…

Thẻ Dot Card học số gồm 109 thẻ giúp bé học toán giỏi

01:11 |

Thẻ Dot Card học số gồm 109 thẻ giúp bé học toán giỏi

Bộ thẻ Dot Card gồm 109 thẻ học số là bộ thẻ dạy trẻ học toán sớm dành cho trẻ dưới 3 tuổi theo phương pháp Glenn Doman. Học Từ đơn thông qua bộ Thẻ Flash Card giúp trẻ nhận biết và ghi nhớ  và phát triển khả năng toán học thông qua việc được tiếp xúc với các con số và phép tính toán học logic hằng ngày theo từng thẻ Dot Card từ đó giúp bé có một trí nhớ siêu việt và khả năng tu duy logic thông minh từ nhỏ . Ngoài ra bằng việc tráo thật nhanh Các thẻ Dot Card cũng giúp kích thích não phải của bé phát triển hơn vì trong giai đoạn này não phải chính là não thuận của trẻ.

Video Giáo sư G.Doman nói về phương pháp dạy trẻ học Dot Card của mình:

Video giới thiệu về hiệu quả của phương pháp Glenn Doman. Bé 2 tuổi có thể biết đọc và nhận biết mặt chữ, số học. Cùng với đó là hình ảnh thước phim về quá trình dạy bé học thẻ Flash Card, Dot card tại các trường mầm non giới thiệu và thí điểm phương pháp đặc biệt này. Cụ thể ở đây là trường mầm non Sóc nâu tại thành phố Việt Trì và rất nhiều trường khác tại Hà Nội và các tỉnh miền bắc

Bộ Dot Card gồm 109 số học

Bộ Dot card số 109 thẻ bao gồm: 101 thẻ Dot card từ 0-100 – các thẻ dấu cộng trừ nhân chia lớn hơn nhỏ hơn bằng… In 1 mặt khổ A5. Thẻ Dot Card đơn giản, linh hoạt, kích thích và hấp dẫn hầu hết trẻ em. Kích thước của thẻ càng lớn hơn càng hấp dẫn hơn với trẻ nhỏ.

Vậy dạy con học thẻ Dot Card thế nào cho hiệu quả nhất?

Bộ Dot Card học số gồm 109 thẻ giúp bé học toán giỏi
Bộ thẻ Dot Card gồm 109 thẻ 
Trước khi dạy hãy chuẩn bị chu đáo mọi thứ vì sẽ giúp bài dạy trôi chảy và bé tiếp thu tốt hơn.
Trước khi dùng Dotcards để dạy bé, bạn phải biết cách tráo thẻ đúng cách, vì thế hãy tập trước nhé, làm đến khi nào bạn thành thạo và không làm thẻ rơi xuống. ( Chú ý không để tay bạn che mất chữ, hay phần quan trọng của Dot card)
Giữ thẻ cách 40-50 cm so với tầm mắt của trẻ.
Bộ Dot Card học số gồm 109 thẻ giúp bé học toán giỏi
Bộ thẻ học Dot Card giúp bé có khả năng logic toán học từ khi còn nhỏ
Hãy dạy bé ở nươi thật thoãng đãng và ít bị các tác động khác làm phiền hay thu hút sự chú ý của trẻ như Tivi, nhạc, đài phát thanh và điện thoại.
Cần phải có đủ ánh sáng
Để đảm bảo bé nhà bạn không bị chán hay không còn quan tâm đến bài học, bạn phải biết được khi trẻ sắp chán và ngừng bài học lại, như vậy về sau trẻ vẫn còn thích thú với nó.
Đôi lúc hãy để trẻ tự chọn chủ đề cho mình
Bộ Dot Card học số gồm 109 thẻ giúp bé học toán giỏi
Trước khi cho bé học thẻ Dot Card bạn phải biết rõ rằng, con mình đang rất thoải mái, không có tâm trạng chán nản, buồn khóc hay đói…
Hãy giảng giải và chỉ bảo bé thật là hay. (Giọng nói, ngữ điệu, ngôn ngữ cơ thể, biểu cảm…)
Bộ Dot Card học số gồm 109 thẻ giúp bé học toán giỏi
Bộ thẻ bao gồm số học và phép tính, dấu
Luôn khen và động viên khi trẻ làm đúng. Tạo ra những niềm vui, sự phấn khích và ham muốn chơi tiếp của trẻ. Như vậy vào những lần sau, bạn sẽ dạy trẻ dễ dàng hơn nhiều!

Các nguyên tắc cần tuân thủ khi dạy bé học Dot Card

1. Bắt đầu càng sớm càng tốt.
2. Chuẩn bị đầy đủ tài liệu các thẻ Dot card  trước khi bắt đầu.
3. Chỉ dạy khi trẻ vui vẻ.
4. Không kiểm tra trẻ xem có nhớ hay không.
Chúc Mẹ thành công với phương pháp dạy trẻ thông minh sớm qua bộ thẻ Dot Card học số
Trọn bộ thẻ Dot Card 109 thẻ
Giá gốc 400.000 Đồng
Giá giảm chỉ còn: 380. 000 đồng 
Read more…

Tổng quan về phương pháp Giáo dục sớm và thiên tài - Glenn Doman

01:09 |

Glenn Doman là phương pháp giáo dục sớm tuyệt vời cho sự phát triển bé yêu của bạn. Hãy hình dung thế này nhé, bé nhà bạn có thể biết đọc từ khi 2 tuổi, có thể vẽ tranh đẹp như họa sĩ, có thể phát triển tài năng âm nhạc như Mozart... 

Bé sẽ trở thành thiên tài thực sự, nếu bạn theo đuổi và kiên trì cùng bé khám phá phương pháp Glenn Doman. Phương pháp do giáo sư Glenn Doman phát triển, ông sáng lập ra Viện thành tựu tiềm năng con người mà chính từ đây các cha mẹ trên thế giới đã tìm ra phương pháp nuôi dạy con tron nửa thế kỉ qua. Cả cuộc đời ông gắn liền với trẻ em, căn bệnh tổn thương não của trẻ và thành tựu to lớn về sự phát triển sớm của trẻ.
Để có thể áp dụng được phương pháp Glenn Doman đòi hỏi ngoài việc bạn đọc sách và còn phải cần có các học liệu hỗ trợ giáo dục sớm theo phương pháp Glenn Doman bao gồm: Flash card - Dot card - Thẻ thế giới xung quanh.
\Giáo dục sớm và thiên tài
Giáo sư Glenn Doman - Người sáng lập ra viện tiềm năng con người

1. Phương pháp Glenn Doman giúp bé phát triển não bộ như thế nào?

Não là bộ phận quan trọng nhất trong cơ thể người, quyết định trí thông minh và sự tư duy của mỗi cá nhân. Não được chia ra thành hai phần chính là: Não phải ( Chuyên xử lý các vấn đề âm nhạc, màu sắc, sáng tạo, nghệ thuật, ý tưởng đột phá... ) - Não trái ( Chuyên xử lý các vấn đề toán học, ngôn ngữ, phân tích... ) 
Glenn doman - giáo d?c s?m và thiên tài

Theo nghiên cứu cho thấy não phải quyết định phần lớn sự thông minh của một người. 70% các bác học và thiên tài đều có não phải rất phát triển. Cả Anhxtanh, Leona Dvince đều sử dụng chủ yếu là não phải và chỉ dùng 10% hoạt động của não trái. Hơn thế nữa Não phải có khả năng ghi được hình ảnh rất nhanh, chính xác, tự tin mà không cần ý thức, không cần phân tích.
Điều quan trọng nữa, là não phải chỉ phát triển trong khoảng thời gian từ 0 - 6 tuổi, sau 6 tuổi, não phải sẽ nhường lại sự phát triển cho não trái. Chính vì vậy nếu ba mẹ không nắm bắt được sự phát triển này sẽ bỏ lỡ đi cơ hội giúp bé yêu của bạn có được sự thông minh đặc biệt.
Ngay từ khi còn sơ sinh, trẻ đã vô cùng yêu thích sự khám phá. Trẻ luôn khám phá và học hỏi, bé chỉ chơi đồ chơi trong 60 giây rồi vứt nó đi vì không còn gì để khám phá nữa. Biết được đặc điểm này, giáo sư G.Doman đã sáng tạo ra phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman sử dụng các thẻ bit, hay còn có tên gọi chung là Flash card ( thẻ từ ) - Dot card ( thẻ toán ) - Thế giới xung quanh ( thẻ hình ) giúp mở rộng khả năng ghi nhớ, kích thích não phải luôn hoạt động. Bé sẽ luôn được kích thích thị giác, cùng với đó là cảm nhận được việc khám phá những điều mới mẻ cùng ba mẹ mà không nhàm chán, vì ba mẹ luôn chơi và khám phá cùng bé. 

Video giáo sư Glenn Doman nói về sự phát triển của trẻ.

2. Giáo dục sớm - Glenn Doman hoàn toàn khác xa So với học sớm

Ở Việt Nam, GlennDoman hiện vẫn đang rất phát triển và lan rộng ra khắp các tỉnh thành cả nước, từ các nơi miền xa như Cà Mau hay Sơn La đến các thành thị lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh, dường như phương pháp này có một sức hút cực kỳ mạnh mẽ đến tất cả các ba mẹ mong muốn tìm được một cách thức giáo dục phát huy mạnh mẽ nhất tiềm năng của con mình. Phương pháp này hoàn toàn khác biệt so với tất cả các phương pháp giáo dục trước này mà các ông bố bà mẹ Việt Nam từng được biết đến.
Học tập sớm khác hoàn toàn so với giáo dục sớm, và bạn nên nhận thực rõ nét hơn về phương cách giáo dục sớm của GlennDoman. Sự khác biệt giữa giáo dục sớm với học sớm phải được hiểu một cách chính xác, thì nó mới là một phương pháp mang đến hiệu quả thực sự cho bạn và con yêu của bạn. Và điều quan trọng bạn thực sự muốn biết con bạn đang cần điều gì ?
Chúng ta thường hiểu từ “học sớm”, là bắt trẻ học ngay từ khi trẻ mới ra đời, chập chững biết nói, hay cao hơn chút là trẻ đi mẫu giáo… Học tập nó là phương pháp, hay nói chính xác hơn nó là nhiệm vụ bắt buộc đối với mọi đứa trẻ và tùy vào mức độ mà nó làm ảnh hưởng ít nhiều tới tuổi thơ của trẻ. Nhưng Giáo dục sớm là phương pháp dùng các biện pháp khoa học để “kích thích” phát triển khả năng tiềm ẩn của trẻ, mà không đánh mất đi tuổi thơ của trẻ. Trẻ hoàn toàn được phát triển tự nhiên như những gì vốn có. Và hơn thế nữa, khả năng kích thích khám phá của trẻ lại được thêm một bước tiến vô cùng mạnh mẽ. 

Ưu nhược điểm của phương pháp Glenn Doman

Ưu điểm

  • Bé có thể không là một thiên tài nhưng chắc chắn là một đứa trẻ phát triển toàn diện nhất.
  • Phương pháp này sử dụng quá trình tương tác giữa mẹ – con, cha – con, cha mẹ – con, ông bà – cháu… nó giúp cho gia đình bạn gần nhau hơn, bạn và con bạn hiểu nhau nhiều hơn. Một điều khó có phương pháp nào làm được.
  • Qua phương pháp bạn có thể hiểu điều trẻ muốn, hướng xây dựng phát triển cho trẻ cả đức- tài.
  • Chắc chắn bạn biết được bạn đang dạy con mình một cách đúng đắn nhất.
  • Dạy bé biết đọc sớm
  • Dạy bé thông minh sớm
  • Dạy bé học toán
  • Giúp bé tiếp cận dễ dàng với thế giới xung quanh
  • Phát triển toàn diện trí thông minh và trí nhớ cho trẻ

Nhược điểm

  • Bạn phải mất 3 – 6 tháng mới có thể thấy được kết quả như mong muốn, sự giáo dục là lâu dài nên không thể nhanh chóng được. Điều đó là hoàn toàn bình thường
  • Là một phương pháp mới, bạn cần phải bỏ thời gian ra tìm hiểu nhiều hơn về kiến thức nuôi dạy và chăm sóc trẻ đúng cách.​

Khi bắt đầu phương pháp Glenn Doman với bé bạn cần phải chuẩn bị những gì?

  • Tìm hiểu trước về phương pháp thông qua tài liệu sách báo hoặc các buổi hội thảo
  • Chuẩn bị học liệu để dạy bé, bạn có thể mua ngay ở phần Sản phẩm giáo dục hay liên hệ với chúng tôi
  • Nắm vững các phương thức và quy tắc vàng khi giáo dục sớm cho bé
  • Cần nắm vững phương pháp, quy trình dạy, cũng như trật tự logic dạy
  • Bạn cần có thái độ nhiệt tình vui vẻ, và chỉ dạy khi đứa trẻ của bạn cảm thấy thoải mái và hạnh phúc
  • Phải dừng trước khi con bạn đang không muốn học. Nghiêm cấm ép trẻ phải học, vì như thế bạn tạo cho trẻ cảm giác không an toàn, chắc chắn gây khó khăn cho lần dậy sau của bạn

Giáo d?c s?m và thiên tài

Trên đây là bài viết để các bậc cha mẹ có cái nhìn tổng quan về phương pháp Giáo dục sớm và thiên tài - GS Glenn Doman. Thaihabook đã có Bộ sách Giáo dục sớm và thiên tài bao gồm 5 cuốn viết về phương pháp này đã được dịch sách tiếng Việt, Các bậc cha mẹ có thể mua. Cuốn sách này có đầy đủ những kiến thức mà cha mẹ cần, các phương pháp giáo dục qua từng giai đoạn , các cách thức làm học liệu đầy đủ cho trẻ

Giáo d?c s?m và thiên tài
Ngoài sách có những bộ học liệu  theo phương pháp mà cha mẹ cần thiết phải có, đó là:
- Thẻ dạy từ cho bé Flash card bao gồm từ tiếng Việt và Tiếng anh
- Thẻ dạy toán cho bé Dot card bao gồm toán chấm và toán số
- Thẻ dạy bé thế giới xung quanh là thẻ hình 

Read more…